Thoái hóa khớp gối

Liên hệ

Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, gây đau khớp gối, gai xương khớp gối, tràn dịch khớp gối, viêm khớp gối. Hiện nay bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời và không đi lại được.

 

Thoái hóa khớp gối là bệnh thường gặp ở người cao tuổi, gây ảnh hưởng nhiều đến sinh hoạt và cuộc sống của người bệnh. Hiện nay với nhịp sống bận rộn kèm với lối sống kém khoa học khiến bệnh có xu hướng ngày càng gia tăng ở người trẻ tuổi. Nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể gây tàn phế suốt đời và không đi lại được.

1. THOÁI HÓA KHỚP GỐI LÀ GÌ?

Thoái hóa khớp gối là hiện tượng mài mòn lớp đệm tự nhiên giữa các khớp (sụn, chất nhờn, dây chằng). Khi tình trạng này xảy ra, xương của các khớp cọ xát với nhau mạnh hơn, sau đó xuất hiện những cơn đau, nhức, sưng và giảm khả năng di chuyển, hình thành các gai xương ở xung quanh vùng đầu gối.

Several bones of a knee

Description automatically generated with medium confidence

2. NGUYÊN NHÂN GÂY THOÁI HÓA KHỚP:

  • Thoái hóa theo tuổi: tuổi càng cao càng hư khớp gối.
  • Thừa cân – béo phì: Nghiên cứu cho thấy mỗi khi bạn tăng 0,45kg cân nặng thì sẽ đồng thời làm tăng 1,35 – 1,8kg trọng lượng trên đầu gối. Giảm mỗi 5% cân nặng sẽ cải thiện chức năng và tình trạng đau khớp gối.
  • Chấn thương khớp gối: các tổn thương sụn, xương, dây chằng khớp gối sẽ để lại hậu quả viêm mạn tính gây phá hủy khớp gối từ từ. Cho dù bạn đã được phẫu thuật nối dây chằng chéo hoặc vá sụn, các tổn thương này vẫn tồn tại gay thoái hóa khớp nếu không có phương pháp điều trị bổ sung.
  • Vận động viên thể thao: nguy cơ bị thoái hóa khớp gối cao do đòi hỏi vận động khớp gối cường độ cao liên tục và thường gặp phải vấn đề chấn thương trong lúc tập luyện và thi đấu.
  • Bàn chân bẹt: bệnh lý mất vòm bàn chân gây lệch trục khớp gối, tình trạng kéo dài nhiều năm gây phá hủy sụn khớp dẫn đến thoái hóa khớp gối.
  • Nữ giới: Nữ giới độ tuổi sau 45 có nguy cơ mắc bệnh cao gấp 1,5 – 2 lần so với nam giới. Nữ giới có hệ thống dây chằng quanh khớp gối yếu hơn nam giới nên rất dễ bị tổn thương khi vận động. Theo nhiều nghiên cứu, mỗi lần sinh nở, phụ nữ lại có nguy cơ càng cao thoái hóa khớp gối và khớp háng.

3. DẤU HIỆU NHẬN BIẾT THOÁI HÓA KHỚP GỐI:

  • Đau khớp gối khi đi lại.
  • Cứng khớp gối vào buổi sáng sau khi ngủ dậy.
  • Hạn chế vận động khớp gối: co, duỗi.
  • Xquang: hình ảnh gai xương, hẹp khe khớp.
  • Siêu âm: tràn dịch, mòn sụn khớp gối.

4. CÁC GIAI ĐOẠN THOÁI HÓA KHỚP GỐI:

- Giai đoạn 1:  Là giai đoạn sớm của bệnh, chưa có triệu chứng, phim MRI thấy sụn khớp bắt đầu có các tổn thương nhẹ (10% sụn mất đi).

 - Giai đoạn 2: Là giai đoạn nhẹ của bệnh, cảm thấy nhức sau một ngày dài đi bộ hoặc chạy, đau khớp nhiều hơn khi không cử động trong vài giờ hoặc đau khi quỳ/ ngồi xổm/ ngồi xếp bằng.

- Giai đoạn 3: Là giai đoạn trung bình, đau thường xuyên khi đi bộ, chạy; cũng có thể bị cứng khớp sau khi ngồi trong thời gian dài hoặc thức dậy vào buổi sáng.

- Giai đoạn 4: Là giai đoạn nghiêm trọng, bệnh nhân sẽ cảm thấy rất đau và khó chịu mỗi khi đi bộ hoặc cử động khớp. Đó là do không gian giữa các xương bị giảm đáng kể – sụn hầu như không còn nguyên vẹn, khiến khớp bị cứng và đôi lúc trở nên bất động. Lượng chất  hoạt dịch cũng ít đi và không còn đảm nhận được nhiệm vụ giảm ma sát giữa các bộ phận chuyển động của khớp.

5. BIẾN CHỨNG THƯỜNG GẶP NẾU THOÁI HÓA KHỚP GỐI KHÔNG ĐIỀU TRỊ:

  • Hư khớp gối hoàn toàn gây tàn phế.

  • Teo cơ đùi và bắp chân.

  • Trầm cảm do đau dai dẳng.

A person in a wheelchair

Description automatically generated

6. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ THOÁI HÓA KHỚP GỐI HIỆN NAY

  • Phẫu thuật nội soi làm sạch khớp gối: áp dụng cho bệnh nhân có triệu chứng đau và hạn chế vận động nhưng điều trị nội khoa đạt kết quả hạn chế. Tuy nhiên các nghiên cứu lớn chỉ ra rằng biện pháp này không ngăn ngừa tiến triển của bệnh, nghĩa là thoái hóa khớp vẫn nặng dần lên.
  • Ghép tế bào sụn tự thân: được chỉ định cho những bệnh nhân trẻ tuổi, sụn mới tổn thương do nguyên nhân chấn thương, vị trí tổn thương đơn độc do chấn thương.
  • Thay khớp gối: được áp dụng khi bệnh đã ở giai đoạn 3 hoặc 4, không thể điều trị bằng các phương pháp khác. Tuy nhiên đây là phẫu thuật lớn, chi phí bỏ ra rất cao, ẩn chứa nhiều nguy cơ khi phẫu thuật.
  • Điều trị bằng thuốc uống: glucosamin, sụn cá mập (Jex), bơ đậu nành... được chứng minh có hiệu quả kém trong điều trị thoái hóa khớp. Các nghiên cứu cho rằng tác dụng giảm đau của các thuốc này phần lớn là do hiệu ứng Placebo (hiệu ứng tâm lý).
  • Bổ sung chất nhờn Hyaluronic aicd: là phương pháp giảm đau và làm chậm lại quá trình diễn tiến bệnh nhưng không ngăn ngừa bệnh tiến triển.
  • Liệu pháp huyết tương giàu tiểu cầu (PRP): Là bước tiến vượt bậc của nền Y học hiện đại, PRP mang đến giải pháp điều trị thoái hóa khớp gối hiệu quả nhất hiện nay, giúp tái tạo sụn và tăng cường chất nhờn ổ khớp, ngăn ngừa tiến triển của bệnh.

Trên đây là bài tổng quan giới thiệu về bệnh Thoái hóa khớp gối và những biến chứng nguy hiểm và các phương pháp điều trị. Quý Bệnh nhân liên hệ trực tiếp với Bs. Thông để được chẩn đoán và điều trị kịp thời, tránh biến chứng tàn phế do thoái hóa khớp.

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH - CHỮA BỆNH SỚM HƠN CHỮA BỆNH MUỘN.

CHỮA BỆNH MUỘN PHẢI PHẪU THUẬT ĐAU ĐỚN VÀ TỐN KÉM.

Hỏi & Đáp