Loãng xương

Liên hệ

Qua việc điều trị nhiều ca bệnh loãng xương của người thân và bệnh nhân, nhận thấy nên nói về căn bệnh âm thầm nhưng phổ biến, gây nhiều tác hại cho người lớn tuổi này. Bởi người lớn tuổi hay lo sợ tăng huyết áp, tiểu đường hay đột quỵ nhưng lại không lo sợ bệnh loãng xương để sớm điều trị.

Loãng xương là xương bị mất khoáng chất (canxi,magiê,phốt-pho…) gây suy yếu xương, làm XƯƠNG DỄ GÃY khi ngã hay va chạm (như gỗ lâu ngày bị mục dễ gãy). Nguy hiểm nhất là gãy cổ xương đùi gãy xương cột sống.

Loãng xương lưu hành phổ biến trên thế giới, ở tuổi 50-70, có 20% phụ nữ và 3% nam giới bị loãng xương; nhưng trên 70 tuổi, có đến 60% phụ nữ và 20% nam giới loãng xương. Phụ nữ hay bị loãng xương hơn là do mất nhiều khoáng chất khi sinh nở và suy giảm nội tiết tố nữ khi mãn kinh... Ở Việt Nam, loãng xương đặc biệt phổ biến, vì thế hệ người lớn tuổi sinh trước năm 1970 có điều kiện kinh tế thấp trong bối cảnh đất nước còn nghèo, ăn uống kham khổ thiếu chất, lao động nặng; phụ nữ khi mang thai và sinh đẻ không được uống Canxi và vitamin D3 bổ sung.

TÁC HẠI của nó là gì?

Đó là GÁNH NẶNG của biến chứng GÃY XƯƠNG do loãng xương.

Gãy cổ xương đùi là biến chứng thường gặp và gây hậu quả nặng nề nhất của loãng xương, được ví như nhồi máu cơ tim hay đột quỵ não do tăng huyết áp và tiểu đường. Khoảng 20-30% phụ nữ và nam giới trên 60 tuổi có gãy đốt sống do loãng xương mà người bệnh không hề hay biết.

Đối với GÃY CỔ XƯƠNG ĐÙI do loãng xương:

- 10-20% tử vong trong 1 năm.

- 30% bị tàn phế, phải phụ thuộc người trợ giúp suốt đời.

Chi phí điều trị gãy xương do loãng xương là rất tốn kém (kết hợp xương, thay khớp, biến chứng do nằm liệt giường…).

Một bà họ hàng của tôi mới 57 tuổi, bị gãy cổ xương đùi do loãng xương mà không va chạm với vật hay bị ngã gì cả, tức là xương rất yếu đến mức tự gãy, phải phẫu thuật thay khớp háng đau đớn và tốn kém (70 triệu đồng), phải nằm bất động tại giường lâu ngày. Và khi tôi tầm soát loãng xương cho một số người lớn tuổi cùng họ hàng, tất cả phụ nữ trên 60 tuổi đều bị loãng xương.

Loãng xương gây hậu quả tai hại như vậy, LÀM SAO ĐỂ PHÒNG TRÁNH?

Chỉ có việc phát hiện sớm loãng xương bằng đo mật độ xương và điều trị kịp thời thì không lo bị gãy xương. Đó là mục tiêu xuyên suốt của việc chăm sóc sức khỏe cho người lớn tuổi.

Khuyến cáo nên đo mật độ xương cho mọi phụ nữ và nam giới từ độ tuổi 50.

Riêng phụ nữ có bố hoặc mẹ bị gãy xương do loãng xương, nên tầm soát loãng xương sớm hơn, ở độ tuổi 35.

ĐIỀU TRỊ loãng xương cần những gì?

Đó là bác sĩ sẽ tư vấn cho quý vị dùng thuốc CHỐNG HỦY XƯƠNG (dạng uống 1 viên mỗi tuần hoặc dạng truyền tĩnh mạch mỗi năm một lần), uống bổ sung Canxi và vitamin D3 hằng ngày trong 3-5 năm; đo mật độ xương hằng năm để đánh giá kết quả điều trị.

Vậy nên quý vị đừng tiếc chút thời gian và tiền bạc để sớm loại trừ loãng xương để tránh hậu quả gãy xương rất tai hại mà nó mang lại.

Quý vị hãy liên hệ với Bs Thông – hotline 0886323946 để được tư vấn và chăm sóc sức khỏe xương khớp tối ưu nhất. Trân trọng cảm ơn quý vị đã quan tâm bài viết này!

PHÒNG BỆNH HƠN CHỮA BỆNH!

Hỏi & Đáp